Cách tính dự toán xây dựng nhà ở giúp bạn tránh được hiện tượng chi phí bị gấp đôi lên. Dựa trên hồ sơ thi công, bạn có thể lên kế hoạch thi công hoàn chỉnh, việc còn lại là nằm ở nhà thầu xây dựng lên dự toán chi tiết công trình.
Bài viết này chia sẻ với bạn 3 cách dự toán chuẩn và hiệu quả nhất.
Mục lục bài viết
Cách tính dự toán xây dựng nhà ở theo diện tích
Tiêu chí quan trọng để tính giá thành xây nhà chính là diện tích thi công. Thử nghĩ, bạn muốn xây bao nhiêu lầu thì giá cả sẽ tăng lên bấy nhiêu. Đó là điều hiển nhiên.
Nhưng nếu bạn muốn xây thêm các khu vực phụ như sân thượng hay hiên nhà thì bạn sẽ không chấp nhận chi trả với mức giá tương tự được rồi.
Bạn có thể tham khảo cách tính xây dựng nhà ở theo diện tích phổ biến:
- Tầng trệt: 100%
- Tầng lầu: 100%/lầu
- Mái: 30% nếu là mái tôn, 50% cho mái bằng, 70% cho mái ngói
- Sân: 50%
Xem thêm: Chi phí thiết kế xây nhà 3 tầng 50m2 hết bao nhiêu tiền?
Cách tính dự toán xây dựng nhà ở theo m2
Chi phí sẽ được dự toán xây dựng nhà ở dựa trên m2. Cách này rất được ưa chuộng vì nó đơn giản và nhanh chóng.
Nhiều công ty xây dựng sẵn sàng đăng lên website của mình giá cả thi công để khách hàng tham khảo trước khi liên hệ.
Lưu ý rằng là bạn phải tính phần diện tích của các phòng ốc trong nhà. Nó bao gồm là tầng lầu, mái hiên, sân thượng theo phần trăm diện tích.
Giá xây thô áp dụng cho nhà phố và biệt thự tại các thành phố lớn dao động vào khoảng 2,800,000 – 3,200,000 VNĐ/m2 xây dựng. Trong khi đó, giá xây nhà trọn gói có thể dao động vào khoảng 4,300,000 – 7,000,000 VNĐ/m2 tùy theo quy mô công trình vào chủng loại vật tư.
===>> Xem thêm: Cách tính diện tích thi công nhà phố theo m2 tiêu chuẩn
Cách tính dự toán xây dựng nhà ở theo móng nhà
Ai cũng biết rằng, phần móng là bộ phận quan trọng nhất của căn nhà. Vì nó chịu toàn bộ tải trọng của kiến trúc bên trên. Vì thế, việc tính toán xây dựng nhà ở theo móng nhà cũng sẽ phức tạp hơn.
Nếu phần móng nhà của bạn làm đơn giản như móng băng. Bạn sẽ tính theo công thức:
50% x diện tích tầng một x đơn giá phần thô
Đối với móng cọc, bạn còn phải chịu ảnh hưởng của số lượng và chiều dài cọc. Chưa kể, chi phí cho nhân công ép cọc nếu bạn sử dụng móng cọc ép tải.
Do đó, bạn nên cân nhắc kĩ với nhà thầu xây dựng để đưa ra phương án thi công hợp lý nhất. Làm sao để có được nền tảng kiên cố, bền vững nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế.
Lưu ý rằng, các cách tính dự toán xây dựng nhà ở trên đây chỉ là một phần thông tin cơ bản để bạn dự trù kinh phí. Trong quá trình thi công, có thể sẽ phát sinh chi phí khác so với ban đầu. Vì thế, bạn hãy giám sát thật kỹ bạn nhé !
Xem thêm các bài viết
- Chi phí xây nhà 2 tầng ở nông thôn bao nhiêu là hợp lý nhất
- Xây nhà 3 tầng 40m2 hết bao nhiêu tiền? Dự toán chi phí 2020
- Xây biệt thự cần bao nhiêu tiền và 8 lưu ý cần nhớ
- Xây nhà 100m2 cần bao nhiêu tiền và cách tính chi phí 2020
- Xây nhà 2 tầng 50m2 hết bao nhiêu tiền