Quy trình giám sát thi công nội thất chắc chắn cần người phải có chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Để nắm rõ hơn về giám sát thi công nội thất là gì và các kinh nghiệm thực tiễn. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Khái niệm kinh nghiệm giám sát thi công nội thất
Giám sát thi công nội thất hay còn gọi là kỹ sư giám sát là một trong các vị trí quan trọng. Dịch vụ này áp dụng cho những dự án, thi công chuyên về nội thất. Qua đó đảm bảo chất lượng và thời gian thi công công trình nội thất.
Với kinh nghiệm về quy trình thi công nội thất, kỹ sư chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và kiểm tra; chất lượng và khối lượng cũng như tiến độ thi công nội thất. Nhằm đảm bảo đúng bản vẽ, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo quy định.
Đọc thêm: Thiết kế biệt thự nhà vườn trên đất 200m2 đẹp nhất 2020
Quy trình giám sát thi công nội thất gồm các công việc
- Giám sát và nghiệm thu thi công nội thất. Sau đó là trực tiếp xử lý các việc phát sinh trong công trình.
- Lập nhật ký thi công.
- Lập hồ sơ nội bộ để chuẩn bị đầy đủ các công tác thi công nội thất.
- Lập hồ sơ thi công công trình.
- Khảo sát hiện trường và lập báo cáo khảo sát cùng cán bộ quản lý.
- Phụ trách quá trình giám sát lắp đặt hoàn thiện nội thất. Cần đảm bảo đúng hạng mục như thiết kế và hợp đồng đã ký.
- Theo dõi chất lượng thi công đảm bảo đúng quy định.
- Bước tiếp theo quy trình giám sát thi công nội thất. Sắp xếp thời gian các bên liên quan lên kế hoạch thực hiện dự án.
- Báo cáo đầy đầy đủ tình hình tiến độ và chất lượng công trình. Lập biên bản ghi nhận các yêu cầu phát sinh trong khi thi công.
- Lập biên bản nghiệm thu và bàn giao sau khi đảm bảo đúng quy định.
- Ghi nhận kết hợp giải đáp thắc mắc và khiếu nại của khách hàng nếu có. Giải quyết thỏa đáng không làm mất lòng khách hàng.
Quy trình thi công nội thất quan trọng ra sao?
Nhằm đảm bảo công trình đạt chất lượng, KTS thiết kế cần theo dõi quá trình thi công thường xuyên. Tuy nhiên quá trình giám sát thi công nội thất bắt đầu khi công trình đã hoàn thành cơ bản. Ở không gian được che chắn, không dầm mưa dãi nắng; lội bùn sinh như giám sát công trình xây dựng giai đoạn đầu.
Việc giám sát thi công nội thất cũng không phải là quá dễ dàng. Công việc đòi hỏi các kinh nghiệm giám sát thi công nội thất. Đòi hỏi tỉ mỉ, quan sát, kiểm tra từng chi tiết, lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu. Mục đích giám sát thi công là để xác nhận công trình đúng thiết kế; quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đòi hỏi đạt chất lượng để nghiệm thu. Như thế mọi công trình khi thi công nội thất cần thực hiện giám sát nghiêm ngặt.
Giám sát là bước quan trọng đảm bảo công trình thực tế phải bám sát bản thiết kế. Tuy nhiên thực tế để tiết kiệm chi phí nhiều khi giai đoạn này bị bỏ qua. Thậm chí dùng những người không đủ đáp ứng chuyên môn. Do không có người kiểm tra, giám sát nên tình trạng thợ làm sai hoàn toàn có thể xảy ra.
Tham khảo: 15+ Trình tự các bước thi công nhà phố gia chủ phải biết
Quy trình giám sát thi công nội thất tiêu chuẩn
Kỹ sư giám sát cần đảm phải thực hiện đúng quy trình giám sát cơ bản như sau:
Bước 1: Kiểm tra sự chính xác theo biên bản nghiệm thu nội thất
Đây là bước quan trọng và đầu tiên trong công tác thực hiện giám sát. Các kỹ sư chịu trách nhiệm có nhiệm vụ khảo sát, kiểm tra, đánh giá thật kỹ hồ sơ thiết kế, thi công. Thực hiện thẩm tra dự toán công trình cùng các quy chuẩn theo đúng quy định. Đồng thời phát hiện các vấn đề còn thiếu sót đề ra giải pháp hiệu quả. Đảm bảo chất lượng thi công giảm phát sinh chi phí.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch triển khai giám sát thi công
Kỹ sư trưởng sẽ chịu trách nhiệm giám sát căn cứ hồ sơ bản vẽ thiết kế. Được kết hợp đúng quy chuẩn kỹ thuật, áp dụng trong cùng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Qua đó làm căn cứ xây dựng kế hoạch công tác thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ giám sát.
Bước 3: Đánh giá theo quy trình giám sát thi công nội thất
Kiểm tra và nhận xét đánh giá hồ sơ thiết kế thi công nội thất từng hạng mục. Đảm bảo hạng mục thực hiện đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng.
Bước 4: Giám sát từng hạng mục
Kỹ sư giám sát sẽ bao quát và giám sát thi công từng hạng mục. Kiểm tra vật liệu thi công theo từng số liệu thống kê đối chiếu với thực tế. Qua đó phát hiện kịp thời các sai sót và đưa phương án xử lý hiệu quả và nhanh chóng.
Kiểm tra quá trình nghiệm thu chặt chẽ từng nguyên vật liệu xây dựng. Đảm bảo đúng trong hợp đồng thi công nhà thầu đã thỏa thuận với chủ đầu tư.
Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng thi công nội thất văn phòng chuẩn nhất 2020
Bước 5: Quy trình thi công nội thất đảm bảo tiến độ
Đôn đốc nhắc nhở giám sát tiến độ thực hiện của nhà thầu trong từng hạng mục. Qua đó đảm bảo được tiến độ thi công đúng như hợp đồng.
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp gấp rút thực hiện thi công đúng thời gian. Nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thi công đúng như quy định.
Bước 6: Quản lý giá thành
Bước thứ 6 trong quy trình giám sát thi công nội thất là quản lý giá thành xây dựng. Tính toán và thông báo tình hình chênh lệch giá của vật liệu xây dựng so với hiện tại. Qua đó nhanh chóng điều chỉnh giá thành dự toán về quá trình đề xuất phương án giám sát giá thành ở mức ổn định.
Bước 7: Báo cáo quy trình giám sát thi công định kỳ
Báo cáo thi công định kỳ về tiến độ thi công, chất lượng hàng tháng đúng như yêu cầu chủ thầu. Báo cáo các yếu tố hạn chế khuyết điểm còn tồn tại trong phương án xử lý tốt nhất cho các nhà đầu tư.
Bước 8: Nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu nội thất
Theo như các kinh nghiệm về quy trình thi công nội thất, tổ chức sẽ nghiệm thu từng hạng mục đã hoàn thành. Những thiết bị nội thất được lắp đặt trong công trình thi công nội thất.
Tổ chức quá trình nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định hiện hành. Sau đó tiến hành lập biên bản nghiệm thu nội thất.
Tìm hiểu thêm: Biệt thự 1 tầng tân cổ điển sang trọng tinh tế ấn tượng đẹp nhất
Quy trình giám sát thi công nội thất có yêu cầu gì?
Giám sát thi công đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thành tiến độ, chất lượng công trình. Như việc giám sát thi công nội thất đòi hỏi người giám sát cần có am hiểu về chuyên môn. Cụ thể yêu cầu của một người giám sát thi công nội thất sẽ là:
- Cần có chuyên môn cao và am hiểu kiến thức về nội thất, có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc. Concept tốt sử dụng được các sản phẩm: AutoCad, 3DMax, Photoshop, Sketchup, Revit… Đồng thời phải đọc bản vẽ thiết kế tốt và có kinh nghiệm.
- Cần phải có kỹ năng đềm như giao tiếp, thuyết minh, hòa đồng và khả năng thuyết phục tốt.
- Có khả năng xử lý tốt các tình huống bất ngờ xảy ra.
- Chịu được áp lực công việc, có bản lĩnh dám đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm trước quyết định đó.
- Để quy trình giám sát thi công xây dựng hiệu quả và xuyên suốt. Bên cạnh việc phải hội tụ đầy đủ yêu cầu về chuyên môn thì cần có sự phối hợp tốt với các bộ phận khác. Cần phải hiểu rõ mong muốn và sở thích của chủ đầu tư và làm cầu nối 2 bên.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Thi Công Nhà Phố Xây Dựng Nhà Dân Dụng Quý Báu
Kinh nghiệm giám sát thi công nội thất đạt hiệu quả
Dù vai trò giám sát thi công là cần thiết và ngày càng phổ biến. Tuy nhiên hiện nay lực lượng giám sát lại vừa thừa vừa thiếu. Thiếu giám sát chuyên nghiệp như lại thừa các giám sát tay ngang.
Người giám sát có vai trò kiểm tra tất cả các công đoạn trong thi công. Do đó để quy trình giám sát thi công nội thất đạt hiệu quả; trước tiên người giám sát phải hội tụ đủ yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp. Ngay từ quá trình tuyển dụng, cần sàng lọc ứng viên sao cho đáp ứng đầy đủ yêu cầu về trình độ và kỹ năng cần thiết.
Hơn thế nữa, người giám sát phải có sự kết hợp tốt với ekip thi công cũng như chủ đầu tư công trình. Phải hiểu rõ mong muốn và sở thích của chủ đầu tư để làm cầu nối giữa các bên.
Giám sát dù được đào tạo những phải luôn trải qua kinh nghiệm thi công nội thất thực tế. Nếu giai đoạn đầu cần giám sát khắt khe chuẩn mực về kỹ thuật. Giai đoạn sau lại cần linh hoạt và hiểu biết rộng rãi về mỹ thuật. Khi công trình xây xong mới là phần xây, để có thể ở hoặc làm việc thì cần đến sự tham gia của người thiết kế và giám sát.
Trên đây là quy trình và các kinh nghiệm giám sát thi công nội thất cần phải biết. Hy vọng sẽ cung cấp được những kiến thức mới bổ ích cho quý vị.
Xem thêm: Biệt thự tân cổ điển là gì? Đặc điểm các mẫu nhà biệt thự tân cổ điển