Quy chuẩn xây dựng nhà biệt thự có những yêu cầu về ngoại thất và tiện nghi gắn liền với thói quen sinh hoạt. Nó có sự phân biệt rạch ròi giữa các không gian.
Quy chuẩn xây dựng nhà biệt thự không gian công cộng
Ở đây là nói đến không gian chung sinh hoạt cho nhiều người trong gia đình hoặc tiếp đãi người thân bạn bè. Cụ thể bao gồm: phòng khách, sảnh, phòng sinh hoạt chung, bếp ăn…
Không gian sảnh chính
Không gian sảnh khi xây biệt thự là không thể thiếu. Với sảnh hợp lý có thể tạo được cảm giác sang trọng cho ngôi nhà. Đồng thời giúp không gian trở nên ngăn nắp, kín đáo và sạch sẽ hơn nhiều. Bên cạnh chức năng đón khách, sảnh còn là nơi đặt các đồ dùng thường nhật của gia đình: giày dép, nón mũ, áo khoác,… Một phòng sảnh diện tích vừa phải, phù hợp tổng thể chung của ngôi nhà sẽ tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi cho người sử dụng.
Quy chuẩn xây dựng nhà biệt thự khu vực phòng khách
Phòng khách trong ngôi biệt thự không đơn giản là nơi đón tiếp khách và bạn bè người thân. Đây còn là nơi đầu tiên tạo được ấn tượng với khách, thể hiện cá tính của gia chủ. Đối với khu vực này luôn cần có sự sang trọng, lịch sự, tuy nhiên không bày biện quá nhiều độ nội thất lỉnh kỉnh. Mà nên chọn nội thất thiết yếu và đồ trưng bày có giá trị thẩm mỹ cao. Phòng khách nên rộng rãi, thoáng đãng và có góc nhìn ra vườn hay phong cảnh thiên nhiên.
Thường phòng khách rộng ít nhất 20 – 25m2 đối với biệt thự nhỏ. 25 – 30m2 đối với biệt thự trung bình. 30 – 40m2 đối với biệt thự lớn.
Tham khảo: Quy định xây dựng nhà ở TPHCM mới nhất năm 2021 – [CẬP NHẬT MỚI]
Khu vực nhà bếp là quan trọng nhất
Đối với quy chuẩn xây dựng nhà biệt thự thì không gian bếp là khu vực quan trọng nhất. Một khu bếp tiêu chuẩn ngoài những yếu tố cơ bản về công năng sử dụng như tam giác hình học: bếp ga – chậu rửa – tủ lạnh không nên vượt quá 5m thì còn những yêu cầu khác như: bàn gia công thực phẩm sạch kết hợp làm bàn soạn đồ ăn, một bàn ăn đa năng cho 2 – 4 người kết hợp làm bàn sơ chế cho người nội trợ sử dụng, một tủ bát đĩa riêng và một kho đồ bếp riêng giúp phòng bếp luôn gọn gàng, ngăn nắp.
Có nhiều dạng sơ đồ bố trí khu bếp như dạng thẳng, chữ U, chữ L, song song… Phòng bếp nên sáng sủa và cần được thông thoáng tốt. Nên bố trí chậu rửa gần cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên. Phòng bếp nên được thiết kế sao cho hợp lý nhất về sơ đồ bố trí và cả diện tích sử dụng để giảm tối đa thời gian di chuyển cho người nội trợ trong bếp.
Phòng sinh hoạt chung
Thông thường sẽ được sử dụng trước và sau các bữa ăn. Đây là không gian tụ họp gia đình trước và sau bữa ăn. Nơi đây tụ họp các thành viên gia đình để trò chuyện và chia sẻ với nhau.
Quy chuẩn xây dựng nhà biệt thự khu vệ sinh chung
Khu vệ sinh chung chỉ nên thiết kế ở các khu vực công cộng gần phòng khách, phòng ăn chính, khu giải trí đa năng trong nhà vì với biệt thự thì tính độc lập và riêng tư cho mỗi nhà ngủ là rất quan trọng (thông thường trong phòng ngủ đã có khu vệ sinh riêng rồi).
Phòng vệ sinh công cộng không cần quá rộng (khoảng 3-5m2 là đủ); nếu cần thiết kế cả khu tắm đặc biệt cho cả gia đình (xông hơi, xông khô, bồn sục) thì nên được tổ chức ở một nơi đặc biệt, nên bố trí tầng trên cùng.
Tìm hiểu thêm: Thiết kế nội thất biệt thự gồm những tiêu chuẩn gì?
Quy chuẩn xây dựng nhà biệt thự không gian riêng tư
Chủ yếu là về quy chuẩn của phòng ngủ cá nhân hay phòng ngủ master.
Đối với phòng ngủ master
Phòng ngủ master luôn cần bố trí tại 1 nơi ít đi lại nhất trên tầng. Phòng ngủ này đòi hỏi tiêu chuẩn diện tích cao và tiện nghi hơn hẳn các phòng khác. Phòng này sẽ đòi hỏi về sự riêng tư kín đáo nên thường thiết kế sảnh đệm. đồng thời nên có phòng thay đồ, phòng vệ sinh thiết kế rộng rãi. Đồng thời có thể kết hợp một số đồ trang trí.
Ngoài ra phòng ngủ chính nên rộng với giường đôi loại lớn đồng thời không kê giường sát tường. Phòng nên có đầy đủ tiện nghi, tivi, sofa, tủ đồ, hệ bàn viết.
Quy chuẩn xây dựng nhà biệt thự đối với phòng ngủ nhỏ
Phòng ngủ con cái: không cần diện tích quá lớn, nên dùng giường đơn (1.2 x 2m hoặc 1.5 x 2m). Phòng chỉ cần hệ tủ đồ (nên thiết kế âm tường tiết kiệm diện tích), hệ bàn viết và tivi nếu cần. Phòng này có thể dao động diện tích 14 -18m2
Phòng ngủ người giúp việc hoặc phòng ngủ dự phòng có thể chỉ cần 9 – 12m2.
Phòng vệ sinh riêng không nên quá rộng chỉ khoảng 4 -6m2 với tủ lavabo, bàn cầu, khay tắm đứng.
Trên đây là một số quy chuẩn xây dựng nhà biệt thự dành cho các gia chủ có thể tham khảo. Hãy cùng xem thêm các mẫu nhà biệt thự đẹp nhất của ST Decor nhé!
Xem thêm: Xây biệt thự cần bao nhiêu tiền và 8 lưu ý cần nhớ